- Hình ảnh luôn là yếu tố quan trọng nhất
- Hình ảnh: không lớn hơn 110 x 80px
- Tỷ lệ: 4:3 hay 16:9

Size & Color: - Hình ảnh không thể lớn hơn 5kb
(Hình ảnh có thêm text: Chắc chắn text đủ rõ khi được thu nhỏ lại, hình ảnh không quá 20% text)

Tránh màu xanh, trắng: Lưu ý nền FB là tone xanh, trắng, bởi vậy banner tone xanh trắng đồng màu sẽ không gây nổi bật. Review cho thấy tone đỏ tươi và xanh lá cây là lựa chọn tốt nhất.
Logo nên được làm nổi bật, hoặc tách riêng hẳn so bố cục banner.

Tips cho hình ảnh: + Không phải lúc nào có logo cũng tốt, trong trường hợp logo không mang đặc trưng sản phẩm, không mang hình ảnh, ý nghĩa truyền thông tốt
                               + Sử dụng hình ảnh phụ nữ cho quảng cáo target đàn ông và ngược lại
                               + Chú ý tới nhân tố hình ảnh con người trong banner
                               + Tránh hình ảnh quá phổ biến và chung chung, không có vẻ thật, đáng tin.
                               + Sản phẩm: Nếu là 1 qc chung chung, sử dụng hình ảnh sản phẩm tốt nhất
Capture tittle
25 Ký tự: 
- Call to action: QC tốt nhất là có thể click mà không cần body text. Hình ảnh + tiêu đề nên cùng nhau giải thích nội dung truyền thông
- Sd brandname trong tittle: nếu là 1 thương hiệu lớn mạnh
- Body text: 90 ký tự - tốt nhất nên ở 60
- Quảng cáo đúng sự thật

1 Campaign thành công

Ads: Design + Content
- Unique selling point: Điểm nhấn # so đối thủ. Liệt kê 3-5 điểm mạnh truyền thông so đối thủ, sử dụng nó làm thông điệp truyền thông key.
- Chọn hình ảnh: là bước quan trọng nhất của 1 quảng cáo ---> dành phần lớn time cho hình ảnh (vừa đại diện cho thương hiệu của bạn + đủ hấp dẫn để thu hút click)
- Viết tittles: Tìm unique selling point và đưa và tittle + call to action
- Body text: Gía trị thêm của sản phẩm? thông tin thêm cung cấp cho người dùng? truyền thông thêm về thương hiệu của bạn? lợi ích của khách hàng? dịch vụ tốt nhất của ban?
- Yếu tố kết nối: campaign luôn là 1 thể thống nhất, giữa hình ảnh và text kết hợp theo nhiều cách khách nhau
- Phân đoạn thị trường: xác định target audience, nhóm tuổi, sở thích,...
- Định dạng qc
- Set budget/ ngày: nên khởi đầu với budget ít. Ad cost dựa vào đối thủ và hướng nhân khẩu học của bạn. Nếu cùng 1 nhân khẩu học, ai thầu cao hơn sẽ thắng.
- Model: CPC: Cost per click/ CPM Cost per impression
2 hình thức đều dựa vào cơ chế đấu thầu, phụ thuộc và đối thủ của bạn, trong cùng target nhân khẩu học giống bạn
- CPC có CTR cao hơn trong khi CPM thất hơn nhưng chi phí cost average lại thấp hơn/ click
- CTR càng cao, tỷ lệ thành công của campaign càng cao ---> FB Ad quality score

Tối ưu hóa CF quảng cáo FB: thiết lập giá thầu tối đa manual, duy trì CTR cao vs CF thấp

* Max bid dựa vào CPC trung bình
Nếu CPC khác xa so max bid, có thể phải xem xét giảm maxbid gần xuống CPC
Theo dõi chặt chẽ thống kê để tìm ra phương án khác
Tạo nhiều quảng cáo trong mỗi chiến dịch truyền thông FB: khác hình ảnh, khác url, khác thông điệp... sau 1 time đánh giá lại xd qc mang lại kq tốt nhất
5 action cần lưu ý: Shop now, Learn More, Sign Up, Book now, Dowload

Reach and frequency: Lượng user nhìn thấy qc và tần suất
Nếu nhận thấy frequency cao---> nên tăng bids cho cq để tăng lượng click.

(Còn tiếp)...






Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo một nền tảng tốt với nhiều tính năng để tiếp cận sâu và chính xác đối tượng mục tiêu nhằm gia tăng các đầu mối khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các chiến dịch quảng cáo trên Facebook đều đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là 6 nguyên nhân cơ bản khiến một chiến dịch quảng cáo trên Facebook thất bại và hướng giải quyết.

1.  Thiếu những từ ngữ kêu gọi hành động (Call-to-Action)

Những mẫu quảng cáo Facebook rất nhỏ chỉ với 90 ký tự và các nhà quảng cáo thường không thật sự chú ý đến thông điệp cần phải truyền đi. Sai lầm của một số marketer là tập trung vào mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình mà thiếu những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động.
 6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bạiĐây là một trong những sai lầm lớn nhất khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Đa số các nhà chạy quảng cáo cho rằng khách hàng sẽ click vào mẫu quảng cáo khi họ đọc những đoạn mô tả về sản phảm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng. Con người có xu hướng hành động khi được kêu gọi, chính vì vậy chỉ cần thêm vào những từ ngữ kêu gọi để dẫn đến hành động từ khách hàng như “Click vào đây”, “Click ngay để được hưởng…” là có thể cải thiện đáng kể hiệu quả quảng cáo trên Facebook. Vì vậy một mẫu quảng cáo Facebook nên có những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động – cho dù đơn giản như thế nào.

2.  Chọn sai hình thức quảng cáo

Facebook cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau (Page Like, Post Engagement, Install apps…) để giúp các nhà quảng cáo có thể chọn những hình thức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với hơn 40 loại hình quảng cáo khác nhau, rất nhiều người lại chọn sai hình thức so với mục đích của chiến dịch.
Tất cả quảng cáo trên Facebook được chia làm loại hình chính, loại 1 hiển thị ở News Feed người dùng (Desktop & Mobile), loại 2 hiển thị ở khung bên phải màn hình desktop (Right Column). Loại 2 có chi phí thấp hơn và reach cao hơn, nhưng vì hiển thị ở khung bên phải được ít người dùng chú ý đến nên CTR (Click Through Rate) thấp hơn so với loại 1.
FacebookAds1 ID3502 6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bại
Loại 1: News Feed
 FacebookAds2 ID3502 6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bại
Loại 2: Right Column
Quảng cáo xuất hiện trên News Feed hoạt động tốt trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ vì size ảnh hiển thị to, dễ gây chú ý và tương tác cao so với quảng cáo hiển thị cột bên phải. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai loại quảng cáo này, Facebook cung cấp thông tin hướng dẫn và ví dụ cụ thể trên nền tảng của họ. Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các loại hình quảng cáo mà Facebook cung cấp trước khi thực hiện.

3. Thiếu nội dung có giá trị

Có một thực tế là con người luôn muốn nhiều hơn, nếu doanh nghiệp có thể cũng cấp nhiều hơn những gì liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình cho người dùng thì không có lý do gì khách hàng lại không theo dõi và tương tác với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết quảng cáo Facebook không thành công như mong đợi vì không truyền đạt đến khách hàng thông tin có giá trị về doanh nghiệp và sản phẩm. Có thể mẫu quảng cáo có nội dung Call-to-Action và hình ảnh ấn tượng nhưng nó cũng cần được thêm vào nội dung khích lệ người dùng click vào quảng cáo. FacebookAds4 ID3502 6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bạiMẫu quảng cáo của doanh nghiệp cần phải khiến người dùng hiểu chính xác tại sao họ nên làm theo Call-to-Action và họ được lợi ích gì khi làm như thế. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể cung cấp chương trình giảm giá, tặng ebook miễn phí hoặc voucher có giá trị khi người dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp đó bằng cách click vào quảng cáo liên quan đến chương trình trong một thời gian nhất định, vào tối thứ 6 chẳng hạn.
Hãy sử dụng những sản phẩm và dịch vụ bạn có thể cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho khách hàng. Làm nổi bật những thông tin này và sử dụng chúng để tạo nên động lực cho người dùng, làm cho khách hàng hiểu rằng họ sẽ được hưởng lợi ích đặc biệt khi nhanh tay click vào mẫu quảng cáo.

4. Spam

Khi tạo quảng cáo trên Facebook, nhiều doanh nghiệp quên mất việc nhìn lại xem quảng cáo của mình hiển thị đến khách hàng như thế nào. Lỗi thường gặp là cố gắng đưa quá nhiều chữ hoặc những hình ảnh không phù hợp vào quảng cáo. Những thông tin không phù hợp này có thể gây phản tác dụng, trở thành spam trong mắt người dùng.
Hãy làm phần headline của quảng cáo thú vị và bắt mắt hơn thay vì chỉ cung cấp tên công ty hoặc tên sản phẩm thông thường. Cần chắc chắn là hình ảnh sử dụng trong quảng cáo phải liên quan đến chiến dịch và thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức cho dù được hiển thị ở kích thước nhỏ. Ngoài ra, nội dung trong mẫu quảng cáo cũng phải thật thu hút với một lời kêu gọi tương tác hay và phù hợp.
FacebookAds5 ID3502 6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bại

5. Không thử nghiệm nhiều quảng cáo

Không ai có thể chắc chắn mẫu quảng cáo của mình sẽ hoạt động tốt và tối ưu nhất cả. Hãy tạo nhiều mẫu quảng cáo và chạy thử nghiệm chúng, từ đó rút ra mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất. Một thay đổi nhỏ trong từ ngữ, hình ảnh hay hình thức quảng cáo trên Facebook cũng có thể đem đến một kết quả hoàn toàn khác cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo thông minh là người biết tạo nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, đối tượng khác nhau. Ban đầu, hãy chạy thử nghiệm với ngân sách thấp, từ đó rút ra kết luận mẫu quảng cáo nào hoạt động tốt nhất, đem lại nhiều Click, Reach, Like… với chi phí tối ưu nhất. Khi đó, những mẫu quảng cáo nào hoạt động kém, hãy dừng chúng lại và tập trung vào mẫu quảng cáo hoạt động tốt và thu về kết quả cao hơn.

6. Sai đối tượng mục tiêu

Đôi khi, một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp có nội dung tốt nhưng kết quả thực tế lại không thành công vì lựa chọn sai đối tượng mục tiêu. Một khi quyết định sử dụng Facebook Page là một kênh để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần bố trí nhân sự nghiên cứu Page insight kỹ lưỡng để hiểu được fan của mình là ai, họ tập trung ở độ tuổi nào, họ thích gì và phương thức tiếp cận họ tốt nhất để từ đó xây dựng nên môt chiến dịch quảng cáo hấp dẫn và đúng với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Hiện tại Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, khoảng 200 triệu người đăng nhập vào Facebook, sử dụng trung bình 14 phút/ngày – tổng cộng lên tới khoảng 7 giờ mỗi tháng. Chính vì vậy, Dự án Chợ Phiên chia sẻ với bạn 10 bí kíp để tăng hiệu quả quảng cáo trên mạng xã hội HOT nhất Việt Nam hiện nay. 


1. Làm quen với các nguyên tắc quảng cáo của Facebook.


Facebook có những yêu cầu rất nghiêm ngặt cho các loại quảng cáo bạn có thể đặt trên trang web của mình. Ví dụ, quảng cáo không thể chứa đựng âm thanh tự động, họ không thể chứa đựng sự lặp lại quá nhiều. Vì vậy, bạn cần tuân theo những quy tắc này hoặc quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối.

2. Nội dung quảng cáo của bạn không gây phiền nhiễu.

Facebook có một tính năng mà cả Google và Bing đều không có: Người dùng có thể đóng quảng cáo mà họ không thích. Chỉ cần nhấp vào hộp màu xám ở góc trên bên phải của quảng cáo. Facebook sẽ hỏi tại sao không thích quảng cáo đó và họ có thể cung cấp thông tin phản hồi. Nếu đủ số người đóng quảng cáo, nó sẽ không được hiển thị nữa. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn quảng cáo của bạn luôn hiển thị trong vài ngày hoặc thậm chí một vài giờ, hãy chú trọng nội dung, không quá phản cảm hay phiền nhiễu.

3. Lựa chọn hình ảnh hấp dẫn cho sản phẩm cần quảng cáo.

Trong khi quảng cáo trên công cụ tìm kiếm không thể chứa hình ảnh, Facebook cho phép sử dụng hình ảnh cho quảng cáo. Hãy chọn một hình ảnh hấp dẫn liên quan mật thiết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để nhận được nhiều nhấp chuột từ nhiều người dùng Facebook hơn.



4. Làm quen với các cách phân loại người sử dụng.

Với Facebook, bạn có thể biết được khách hàng mục tiêu của mình dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiển thị quảng cáo cho một độ tuổi nhất định, thành phố hay quốc gia nhất định, nghề nghiệp. Xác định đối tượng, mục tiêu của bạn và sau đó quảng cáo dành cho những đối tượng này.

5. Xác định mục đích chính của chiến dịch quảng cáo

 Quyết định mục tiêu chính của bạn, là đưa người dùng quen thuộc với sản phẩm của bạn, hay là tăng doanh thu. Nếu để quen thuộc với các thương hiệu thì chi phí cho mỗi hiển thị quảng cáo có lẽ là lựa chọn tốt hơn. Nếu để bán hàng thì danh chi phí cho mỗi nhấp chuột quảng cáo.

6. Nếu bạn bị giới hạn tài chính.

 Bạn có thể tiết kiệm nếu quảng cáo với Facebook. Theo Trung tâm Trợ giúp của Facebook, yêu cầu tối thiểu ngân sách hàng ngày là 1$ cho chi phí mỗi nhấp chuột và chi phí quảng cáo hiển thị. Chi phí tối thiểu cho mỗi nhấp chuột là 1 cent và chi phí tối thiểu cho mỗi hiển thị là 2 cent. Chỉ cần ghi nhớ rằng: nếu ngân sách thấp hơn, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ít hơn.

7. Ước tính giá thầu sử dụng Facebook để giúp bạn đặt giá thầu.

 Nếu bạn thực sự không có ý tưởng gì thầu số tiền để nhận được một số lượng quảng cáo, tận dụng lợi thế của công cụ này. Trong khi tạo quảng cáo của bạn, hãy nhập tiêu chí của bạn nhắm mục tiêu, và sau đó đi qua để bước 4. Công cụ ước tính giá thầu sẽ chỉ cho bạn một loạt các hồ sơ dự thầu được trúng đấu giá giữa các quảng cáo như của bạn.


8. Tận dụng tối đa không gian quảng cáo của bạn đang được sử dụng.
  
Facebook cho phép 25 ký tự cho tiêu đề quảng cáo, và 135 ký tự cho nội dung quảng cáo. Trong khi Google cũng cho phép 25 ký tự cho tiêu đề quảng cáo và chỉ cho phép 105 ký tự cho nội dung quảng cáo (70 cho văn bản của quảng cáo và 35 cho hiển thị URL). Vì vậy, tận dụng không gian mở rộng của Facebook bằng cách bao gồm tất cả các thông tin của sản phẩm.

9. Màn hình quảng cáo của bạn hiệu suất với các quảng cáo của Facebook. 

Facebook Manager và báo cáo. Những nguồn này sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người nhìn thấy quảng cáo của bạn, có bao nhiêu người nhấp vào chúng, và tỷ lệ nhấp chuột. Họ cũng sẽ cho bạn biết có bao nhiêu tiền đã bỏ ra, phân loại người dùng đã nhìn thấy quảng cáo và người dùng đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Thông tin này cho bạn thấy những quảng cáo của bạn thành công hay cần cải tiến. Sau đó, chỉnh sửa các chiến dịch quảng cáo dựa trên thông tin này.

10. Hãy kiểm tra thông tin hướng dẫn quảng cáo - blog của Facebook.
  
Blog của Facebook sẽ cập nhật những sai lầm phổ biến khi quảng cáo, các thông tin tính năng quảng cáo mới và hướng dẫn chi tiết cho quảng cáo trên mạng xã hội này. 


1. Quảng cáo Facebook thông thường (Standards Ads)

Xuất hiện bên phải trang Facebook theo cơ chế ngẫu nhiên dành cho Website, Fanpage. 



2. Fanpage được đề xuất (Suggested Page)

Với hình thức này, Fanpage sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook, có hiệu quả tăng Like nhanh, Like thật 100%, chỉ áp dụng cho trang Fanpage. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. 



3. Bài đăng được đề xuất (Suggested Post)

Suggested Post - Bài đăng sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook nhằm quảng bá bài viết trên trang Fanpage, tăng Like nhanh và thật 100%, chỉ áp dụng cho trang Fanpage, phù hợp với quảng bá từng sản phẩm, sự kiện, khuyến mãi. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. 


4. Tăng like bằng Quảng Cáo

Trang Facebook (FanPage) sẽ được đề xuất cho người sử dụng FB bằng hình thức quảng cáo, nhằm đem lại lượng like thực 100% cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. (Tỷ lệ like nhanh, nhiều hơn 2 hình thức "2.Fanpage được đề xuất" và "3.Bài đăng được đề xuất" ) 

quang-cao-tang-like-facebook
1. Trước tiên, LIKE không phải yếu tố tiên quyết.

Có một câu nói rất vui, đại ý rằng nhìn rộng ra sẽ thấy thứ mà bạn bị biến động xung quanh che mất. Tưởng tượng xem, quanh bạn có hàng triệu fanpage đang tồn tại. Một số trong chúng là những fanpage sạch với những cộng đồng chất lượng, một số lên từ quảng cáo trên facebook, nhưng cũng có những trang lên bằng cách sử dụng ứng dụng shock, sex, có những trang cài nút like ẩn trên web shock sex để lấy được like. Nếu chỉ nhìn số fans, liệu bạn có biết:

- Like đến từ đâu
- Like đó có phù hợp với cộng đồng bạn muốn xây dựng
- Người ta có phải khách hàng mục tiêu của bạn
- Bạn có biết họ like vì họ thích fanpage đó hay vì ứng dụng, vì nút like ẩn
- Bạn có sẵn sàng nhìn thấy fanpage của bạn là một trong số này:


Tôi có một nguyên tắc nhỏ khi xem một fanpage, đó là KHÔNG BAO GIỜ NGHE ADMIN KỂ VỀ TIỂU SỬ CỦA NÓ. Vì hơn ai hết, người bán luôn dành lời có cánh dành cho thứ họ bán ra, nhất là khi đó là thứ họ tự tay làm.

Hãy nhìn vào căn cứ khác.

2. Talking About This (TAT) không biểu hiện cho điều gì.

Trước khi phản bác điều này, tôi muốn mời bạn nhìn qua bức ảnh chụp insight một fanpage mà tôi từng nghịch:


Rất nhiều người vào làm Facebook đặt TAT lên đầu vì  bằng cách nào đó họ được tiếp xúc trực tiếp, hay gián tiếp với các nguồn tin đưa Talking About This thành chỉ số hệ trọng với lập luận rất "thuần nông" của một vài người: "Nó có quan trọng thì Facebook mới hiển thị nó cạnh chỉ số like". Nói họ rằng TAT không quan trọng thì họ phản pháo ngay: "Em sai rồi, bạn ABC, chuyên gia bên XYZ nói với anh rằng CLGT, vv...".

Thực tế là, TAT là tổng tất cả các hành vi được tạo ra trên một fanpage, bao gồm like, share, comment, tag, hỏi, nhận offer, thậm chí mention một fanpage (Tôi bổ sung định nghĩa ở cuối bài cho ai muốn đọc kỹ). Chúng ta có TAT cho từng post, cho từng ngày, từng tháng, nhưng tất cả chúng đều chỉ là biểu hiện cho tổng tương tác đã xảy ra trước đây mà thôi.

Cũng bởi là tổng tương tác, nên đẩy TAT để đảm bảo KPI là dễ nhất đối với người làm Facebook Marketing chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần làm vài hành vi: Share bài lên fanpage khác, đăng bài câu like, câu comment, câu share với nội dung tạp nham, thậm chí mang cả ảnh lãnh tụ, shock sex ra để tăng chỉ số đó, bạn cũng có thể chạy auto like, auto comment cho từng post. Bạn đăng càng nhiều thì tổng tương tác đưa về càng cao, page TAT 1 triệu trên kia trung bình 1 ngày admin đăng 40 bài và bằng tổng số post của fanpage máy tính hàng giờ đăng trong 1 tuần đó bạn.

Bạn nhìn vào TAT, bạn có đảm bảo rằng đó là chỉ số thực từ những bài đăng tốt và một cộng đồng tương tác mạnh, hay là sản phẩm của chiêu trò. Chắc chắn một điều, chúng ta khó mà nhìn ra được.

Hãy nhìn xa ra, thứ ta cần không phải là tổng tương tác cũ, ta cần tương tác mới, hành vi mới theo nhu cầu ta mong đợi.

Vậy ta nhìn vào đâu?


1. Bạn đã từng để ý về ORGANIC REACH?


Facebook định nghĩa rằng Lifetime Post Total Reach  là "Lifetime The number of people who saw your Page post. (Unique Users) - Tổng số người nhìn thấy post của fanpage bạn".

Total reach = Organic Reach + Viral Reach + Paid Reach

Organic Reach - Tổng số người nhìn thấy post của page bạn trên newfeed (gồm fans, người follow list có fanpage bạn, hoặc người vào fanpage và thấy post  (Lifetime The number of people who saw your Page post in news feed or ticker, or on your Page's timeline. (Unique Users) 

Viral Reach - Tổng số người nhìn thấy post trên fanpage của bạn thông qua hành động mà bạn bè họ trả về trên newfeed (Lifetime The number of people who saw your Page post in a story from a friend. (Unique Users)

Paid Reach - Tổng số người nhìn thấy post trên fanpage thông qua quảng cáo (Lifetime The number of people who saw your Page post in an ad or sponsored story. (Unique Users)

Đa phần chúng ta lên Facebook để quảng bá, để bán hàng hay lấy traffic, muốn có được điều này bạn không cần like nhiều, bạn không cần TAT cao, nhưng nhất quyết bạn phải được nhiều người nhìn thấy. Và REACH là chỉ số đầu tiên bạn cần để tâm nhằm đạt mục tiêu đó.

Viral Reach là việc bạn bè họ có hành động (like, comment, share) thì bạn bè họ thấy, vậy muốn tăng Viral Reach bạn chỉ cần chăm chỉ chia sẻ, đăng nội dung có thể tạo ra hành động. Đơn giản nhất, dùng 1 fanpage chia sẻ hay đưa nội dung vào 100 group thì bạn đã làm xong nhiệm vụ ấy.

Paid Reach là câu chuyện của đồng tiền và tối ưu hóa quảng cáo.

Vậy Organic Reach?

Phải nhớ rằng; Organic Reach chỉ tạo ra khi bạn thấy post ngay trên newfeed hay vào fanpage, tức bạn thấy fanpage và thấy post một cách tự nhiên nhất. Organic Reach biểu hiện cho một fanpage được nhiều người theo dõi, để đẩy nó bạn chỉ có duy nhất một cách là đăng thứ cộng đồng muốn xem, kéo họ vào fanpage để like hay add fanpage vào list và thường xuyên truy cập trực tiếp vào fanpage đó.

Đẩy Organic Reach là đẩy cộng đồng xem post trực tiếp, đó là công việc khó để hack, và bạn sẽ căn cứ trên đó để xem xét một fanpage chất lượng hay không.

ĐĂNG GÌ ĐỂ ORGANIC REACH CAO?


Bạn thử search trên google mà xem, rất rất nhiều bài tôi đã đọc có ý kiến như thế này:
Reach text cao hơn reach ảnh
Reach ảnh cao hơn reach link
Đây là một suy nghĩ của một blogger chia sẻ trên mashable.com và được khá nhiều người làm social tại Việt Nam chia sẻ lại.


Dữ liệu fanpage Hội những người thích ngồi bên máy tính hàng giờ (www.facebook.com/yeumaytinh). 
Ở fanpage này, tỷ lệ reach vào link luôn cao bằng hoặc gần bằng reach một status, đôi khi nó cao hơn, nhưng reach ảnh chắc chắn một điều không bao giờ cao hơn reach link. 

Tuy nhiên, ở vài fanpage khác kết quả lại y như điều nhiều người chia sẻ trên kia: Reach ảnh cao hơn reach link.

REACH không phụ thuộc vào dạng thức bạn đăng mà phụ thuộc vào hành vi người dùng tạo ra cho nó.

Một người lướt facebook luôn có xu hướng xem status vì họ không cho đó là spam, nhất là status hay. Nếu status chỉ 2 dòng thì reach cực cao vì hầu hết lướt qua là đọc xong chúng.

Kế đó, họ có xu hướng click xem ảnh và tương tác với ảnh. Ảnh là visual content, một chia sẻ nhỏ là đăng ảnh sẽ có lan truyền tốt hơn đăng status bạn nhé. Đơn giản vì người dùng khá bị thu hút bởi ảnh luôn to và chiếm diện tích hơn 1 câu status.

Khá ít người click vào link, vì họ ngại truy cập qua trang thứ 3 ngoài facebook. Hành vi với một link ít hơn với ảnh và status nên tỷ lệ reach vì thế cũng ít hơn.

Vậy còn những fanpage reach link cao hơn ảnh mà tôi đã nói? Làm sao đẩy được reach link cao?


Nguyên tắc xây cộng đồng để thương mại hóa: Dạy người dùng hành vi tạo lợi ích tối ưu cho bạn.

Máy tính hàng giờ hay Sướng đều đăng link ngay giai đoạn xây dựng fanpage thay vì ảnh hay status giải trí, giải thích một cách thật thà là họ cũng lấy fans đa phần từ ứng dụng hoặc từ witget (box nút like tại website). Hai fanpage này định hình hành vi của fans khi mới like page là "Fanpage tôi chuyên đăng link về game vui hay link có nội dung hài" và họ chỉ đăng như vậy suốt vài tuần.

Cái thu được sau đó là, người dùng định hình được hình thức và nội dung fanpage. Từ đó, anh chia sẻ link hài hay apps game fans ở lại đều dễ dàng click vào link (Đứa ko hay click vào link đã unlike từ vòng gửi xe vì anh đăng duy nhất loại hình link trong vài tuần thì ngoài fans thích click đi nơi khác, ai chịu cho nổi)

Theo Lý Bầu
Khi làm Fanpage, việc trang của bạn được đánh giá 4 sao hay 5 sao sẽ giúp niềm tin của người dùng mới tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc thiết lập để có tính năng đánh giá nhiều người vẫn chưa làm được vì lọ mọ ở phần help của Facebook khá mất thời gian.
Bài này mình viết chi tiết cho anh Phạm Văn Đồng, học viên lớp Facebook K4. Mọi người cùng đọc nếu cần nhé. 



Cơ chế để 1 fanpage có thể có nút đánh giá ( Star Ratings):
- Là fanpage địa điểm
- Là 1 địa điểm có thể xác định được

Các thực hiện:


Ảnh fanpage trước khi thiết lập địa điểm, chưa có nút stars đánh giá chất lượng.


Bước 1: 
Click vào phần Edit page -> Page info -> Chuyển fanpage thành dạng địa điểm (Local Business)


Bước 2: Xác định rõ địa chỉ của địa điểm đó. Lưu ý rằng nếu bạn chỉ để Local Business mà không chọn cụ thể địa điểm, bạn sẽ không thể có nút đánh giá được.

Trong trường hợp chọn mãi không được địa điểm, bạn có thể tham khảo phương án click vào mũi tên ở phần Address đầu tiên, và chọn mục Located inside another place (bên trong địa điểm khác), với cách này bạn có thể chọn chung chung rằng bạn ở Hà Nội, ở Việt Nam hay 1 location vô định nào đó.


Ví dụ như khi mình chọn mình ở Hà Nội chung chung thì nó như thế này:



Bước 3: Lưu lại và về page xem kết quả:


Rất đơn giản và dễ làm đúng không mọi người. Tuy vậy lưu ý nhé:

1. Bạn không thể xóa được các review xấu của các cá nhân khác
2. Bạn chỉ có thể báo spam với Facebook và xác suất được quan tâm là cực thấp.

HÃY DÙNG KHI BẠN ĐỦ TỰ TIN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA MÌNH.



Theo Lý Bầu
Tại sao hỏi ai đó đang làm gì (hoặc muốn làm gì) với cuộc đời mình thường làm cuộc trò chuyện bị chùng xuống? Nói về phim ảnh và âm nhạc, họ sẽ vui vẻ và hứng thú. Hỏi họ về những tham vọng trong cuộc sống, tia sáng trong ánh mắt họ vụt tắt đi. Mọi người không muốn nói về tương lai, nghề nghiệp, hoặc việc học tập của mình.
Có phải thế quá là đáng buồn không? Tại sao nói về điều bạn muốn làm trong cuộc đời lại là một chủ đề nhàm chán? Không phải đó nên là chủ đề hứng thú nhất trên tất cả sao?

Việc thiếu định hướng này thật tồi tệ, và nó một phần vì xã hội bảo chúng ta rằng bước từng bước đi chính xác khi còn trẻ sẽ dẫn đến thành công và hạnh phúc sau này, như cuộc sống là một cỗ máy kì diệu – bỏ vào tấm bằng đại học, một công việc ở công ty, một ngôi nhà với hàng rào cọc và 401 ngàn đô la, là sẽ tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống không bao giờ đơn giản như vậy, đặc biệt không phải lúc này.

Chỉ vì bạn bận rộn không có nghĩa là bạn biết bạn đang làm gì. Nếu bạn đang đi học, tốt. Nếu bạn đã có một công việc tốt, tuyệt. Nhưng tại sao bạn đang làm những việc bạn đang làm? Bạn sẽ ở đâu vào năm sau? Hay 10 năm sau nữa? Bạn muốn ở đâu, và làm cách nào để bạn lên kế hoạch để đến đó?

Dường như mọi người đang đi một con đường mù mờ với hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn.

Tại sao lại đánh cược cuộc đời mà bạn chỉ một lần sống?

10 Lý do Tại sao Không Ai Biết Mình Đang Làm gì ở Độ tuổi 2x

1. Bạn đã không tận dụng những năm đại học.


Bạn chọn một chuyên ngành bởi vì bạn học giỏi môn đó ở trung học và bạn thấy nó “thú vị”. Bạn nghĩ việc tham gia các câu lạc bộ mất quá nhiều thời gian, nên bạn nhủ rằng “có thể vào học kỳ tới”, nhưng bạn chưa bao giờ thực hiện. Bạn học những môn học mà bạn không đam mê, nhưng bạn nghĩ có điểm trung bình cao sẽ đồng nghĩa với thành công. Và nó không như vậy, và bây giờ bạn đang dần trở nên tức giận là bạn đang làm công việc mà bạn không hiểu được tại sao bạn làm sau khi tốt nghiệp xuất sắc.

 

 

Đây là nơi hầu hết mọi người ở vào độ tuổi 2x:

  -Ở đại học, với chuyên ngành nào đó mà họ chọn vì thuận tiện nhất, nhưng họ không thật sự có khái niệm rằng họ sẽ làm gì với nền giáo dục đó.

  -Ở cao học vì họ đã được bằng cử nhân nào đó mà họ không biết phải làm gì với nó.

  -Ở một công việc với chuyên ngành họ, thuộc một lĩnh vực mà họ không thật sự có niềm đam mê, và họ bị vây quanh bởi những người đã làm như họ. Họ có một mức lương và những lợi ích ổn, sống ở một căn hộ tốt, và thuê một chiếc xe hơi mới, nên họ rất miễn cưỡng rời khỏi.

Tại sao trong một tuần sinh viên dành nhiều thời gian trên Facebook hơn là chọn chuyên ngành?  Điều đó có thể tốn 25 đến 100 ngàn đô và là một sự đầu tư của bốn năm trong cuộc đời bạn (ngày nay là 5 năm).  Đó là một vấn đề lớn, và không nên bị coi nhẹ.

Vấn đề không phải là ba mẹ bạn muốn cái gì, cái gì có vẻ an toàn, hay cái gì bạn giỏi lúc trung học. Vấn đề là nhận ra cái gì bản thân thật sự của bạn luôn luôn muốn làm – điều mà bạn sinh ra để làm. Điều mà bạn có thể làm mỗi ngày mà không bao giờ cảm thấy chán nản.

“Có những khoảnh khắc khi một người phải chọn lựa giữa việc sống cuộc sống của họ, hết mình, hoàn toàn, trọn vẹn – hoặc kéo lê sự tồn tại sai lầm, nông cạn, và suy thoái mà thế giới yêu cầu trong sự giả tạo. Bạn có khoảnh khắc đó ngay lúc này. Hãy chọn đi!” – Oscar Wilde

Hãy tưởng tượng rằng một ông cậu bạn chưa biết đến qua đời và bạn kế thừa vài triệu đô. Nếu bạn sẽ không bao giờ phải làm việc nữa, bạn sẽ lấp đầy một ngày của mình với cái gì? Bạn sẽ muốn đạt được gì? Khả năng là, câu trả lời cho câu hỏi đó là điều bạn nên làm lúc này. Tìm cách chuyển đam mê của bạn thành nghề nghiệp. Trong thời buổi này và với tuổi này, chúng ta cần thôi bỏ đam mê qua một bên và bắt đầu sống nó.

Thôi theo đuổi đồng tiền và bắt đầu theo đuổi hạnh phúc. (Và không, tiền không mua được hạnh phúc.)

Vì vậy, hãy chọn một chuyên ngành bạn muốn học. Đừng chọn bởi vì bạn bè của bạn đang học nó hoặc bởi vì “có vẻ là lựa chọn thông minh.” Học gì đó mà quan trọng với bạn, điều mà sẽ khiến bạn thức đến 2 giờ sáng hoàn thành bài đọc và thức dậy sớm và tỉnh táo lúc 7 giờ sáng, vui vẻ đến lớp học đầu tiên.

2. Bạn sống vì tương lai. 

Bạn đang không hưởng thụ khoảnh khắc hiện tại. Không gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi người không biết họ đang làm gì ở độ tuổi 2x. Bạn mong đợi rằng một sự việc nào đó trong tương lai sẽ làm bạn hạnh phúc. Sống cho tương lai và nghĩ rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn sau khi hoàn thành điều gì đó, hoặc sau khi bạn có được tấm bằng, học xong cao học, hoặc được thăng chức trong công việc. Bạn đang đánh mất những cơ hội xung quanh bạn lúc hiện tại vì bạn sống cho tương lai.


 
“Bạn dành cả cuộc đời mắc kẹt trong mê cung, suy nghĩ vào một ngày bạn sẽ trốn thoát như thế nào, và điều đó tuyệt vời làm sao, và tưởng tượng rằng tương lai sẽ khiến bạn tiếp tục bước đi, nhưng bạn không bao giờ thực hiện nó. Bạn chỉ sử dụng tương lai để trốn thoát hiện tại.” – John Green

Hãy sống hết mình trong hiện tại. Đừng sống để hạnh phúc. Hãy hạnh phúc khi sống. Đừng để hạnh phúc là sản phẩm cuối cùng của những thành tựu/mục tiêu – có một công việc/xe hơi/nhà/người vợ người chồng hoàn hảo. Chính cuộc hành trình là cái bạn phải thấy hứng thú chứ không phải là kết quả cuối cùng. Thời gian đang trôi qua và bạn sẽ không lấy lại được nó.

Sống hết mình và nâng niu lấy hiện tại. Bạn có thể bước đi trên con đường xuyên qua cuộc đời mà nghĩ rằng tương lai sẽ tươi sáng hơn, nhưng nếu bạn đang không làm những việc quan trọng hoặc có giá trị ngày hôm này thì bạn sẽ không bao giờ đến nơi. Bạn phải yêu lấy cuộc hành trình.

3. Bố mẹ kiểm soát bạn. 

Bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những đứa con, và điều đó hợp lý – họ đối mặt với hầu hết các hóa đơn. Nhưng điều bạn phải hiểu là bố mẹ bạn muốn những gì an toàn và bảo đảm cho bạn. Họ ít hứng thú hơn với việc điều đó có thật sự làm bạn hạnh phúc hay không.

Họ không muốn bạn mạo hiểm và thất bại. Họ muốn bạn độc lập về tài chính. Họ muốn biết rằng bạn có thể tự chi trả hóa đơn và có thể chu cấp cho cháu của họ trong tương lai.

 

 
Thỉnh thoảng con đường khó đi hơn tốt hơn cho chúng ta, và chúng ta những người trưởng thành có thể nhìn thấy điều đó, nhưng bố mẹ chúng ta không thể nhìn cuộc sống của chúng ta giống như vậy.

Với phần lớn bố mẹ, công việc là công việc. Đây một phần là do thế hệ. Hầu hết các bố mẹ đã dành cả đời mình làm những việc họ không thích để chu cấp cho bạn. (Bạn phải tôn trọng điều đó.)

Vì vậy, trong lúc bạn cần tôn trọng những mong muốn và cách nhìn của bố mẹ bạn, bạn không cần phải vô thức đi một cách đau khổ trên con đường bố mẹ đã trải ra cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn làm gì đó, bạn cần kiểm soát cuộc đời của chính mình và thực hiện nó. Cuối cùng thì đó là cuộc đời của bạn để sống.

“Tự do không đáng để có nếu nó không bao gồm tự do phạm lỗi lầm.” – Mahatma Gandhi

Lắng nghe họ. Xem xét lời khuyên của họ. Họ đã trải qua cuộc sống trước bạn rất lâu, và họ có rất nhiều sự khôn ngoan và ý thức tốt để chia sẻ với bạn. Nhưng chẳng có gì lạ về việc con cái nắm những giá trị và mục tiêu khác với bố mẹ, và vào thời điểm nào đó bạn sẽ phải học cách định nghĩa mật mã của chính mình. Hiện tượng này là một phần của việc lớn lên, và nó là một phần tự nhiên và tốt của trải nghiệm con người.

4. Môi trường của bạn đang kéo bạn lại. 

Những gì bạn vây quanh bản thân bạn ảnh hưởng đến bạn là ai và bạn làm gì. Làm sao bạn có thể tìm ra bạn làm gì ở độ tuổi 2x khi bạn bè của bạn dành thời gian chơi Xbox, xem phim, đến bar, và làm những thứ đem lại sự thỏa mãn tạm thời thay vì làm việc để tiến đến mục tiêu của họ, thì bạn cũng sẽ làm những điều đó. Đúng, những thứ đó vui. Nhưng mọi thứ nên có chừng mực, phải không?

Những khoái lạc quá mức (dù là uống rượu bia, tiệc tùng, sử dụng ma túy, quan hệ tình dụng, ăn vặt, hay bất cứ gì) có thể cản trở bạn tập trung vào khám phá và phát triển bản thân, và nó thậm chí có thể trở thành kẻ thù xấu nhất của bạn. Trở nên hòa đồng là tốt, và có những mối quan hệ tốt có thể động viên và đem lại sức mạnh cho bạn.

 
 Môi trường của bạn đang kéo bạn lại.
 
Tuy nhiên, lấp đầy những buổi tối với những thú vui nhất thời thì chỉ có thế – nhất thời. Nó thấm thoắt. Và đúng, nó sẽ cũ đi. Vấn đề với hầu hết mọi người là khi những thứ đó trở nên cũ đi, thì họ cũng trở nên già đi, và cùng lúc đó họ chưa đến được vị trí trong cuộc đời mà họ muốn đến.

“Bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn có liên hệ nhiều nhất, nên đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của những người bạn tự ti, không tham vọng, và không tổ chức. Nếu ai đó không thể khiến bạn mạnh lên, họ đang làm bạn yếu đi.” ― Timothy Ferriss

Thay vào đó, hãy vây quanh bạn những người có những phẩm chất bạn ngưỡng mộ, những người thông minh hơn và có động lực hơn bạn. Hãy để những thành công của họ chạm lên người bạn. Trút lên bạn năng lượng của họ, và để động lực của họ giúp đẩy bạn cũng trở nên tốt hơn. Ngoài trường học điều này khó hơn. Và cũng đừng nghĩ vấn đề này chỉ theo 1 chiều – hãy nhớ rằng bạn cũng có thể ảnh hưởng đến người khác bằng cách khuyến khích người khác trở thành con người tốt nhất của họ.

Nếu bạn muốn đến được đâu đó, hãy chơi với những người đã ở đó hoặc những người cũng muốn đến đó. Thay đổi môi trường của bạn, thay đổi bạn bè, và bạn thay đổi tất cả.

5. Bạn đã đi sai đường. 

Hầu hết những người trẻ chịu thiệt do tầm nhìn hoàn toàn ngắn hạn. Họ nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để có được cái họ muốn, nên họ không đi những bước hợp lý ngay bây giờ, và thình lình cuộc sống đã lướt qua họ. Quá nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ về những cái lợi và sự hạnh phúc ngắn hạn.

 

 
Chúng ta muốn hạnh phúc bây giờ, và chúng ta sẽ không hy sinh phần nào của nó để đổi lấy cái lợi tương lai. Vì vậy, chúng ta bị mắc kẹt ở vòng xoáy vô hạn của những chuyển động ngày qua ngày, bởi vì chúng ta hài lòng với vòng xoáy đó. Trường học, công việc, phòng tập thể thao, đi chơi. Đó không hẳn là xấu, nhưng nó sẽ không dẫn bạn đến điều gì đó to tát hơn ở cuối con đường.

Bạn có thể dành gần như tất cả thời gian để leo lên cái thang dựa vào bức tường không đúng (hầu hết mọi người như vậy). Chỉ vì có cái thang để trước mặt bạn không có nghĩa là bạn cần phải leo nó. Hãy đi tìm cái thang chính xác. Hãy đi tìm cái thang định mệnh của bạn. Hãy tìm sứ mệnh của bạn.

“Đừng đi theo nơi đường mòn có thể dẫn đến, mà hãy đi vào nơi không có lối mòn và để lại dấu vết.” – Ralph Waldo Emerson

Thần chú cho tất cả những điều này, câu phương châm dễ hiểu đã được áp dụng và biến hóa để khuyến khích những hành động ngu xuẩn nhất, là YOLO. Bạn chỉ sống một lần (You Only Live Once)? Chính xác. Bạn chỉ sống một lần, vậy tại sao lại tốn thời gian làm những thứ mà chính bạn còn không quan tâm? Sẽ không ai nói cho bạn biết cần làm gì, và sẽ không ai nắm tay và dắt bạn đi con đường dẫn đến một tương lai tươi đẹp lâu dài.

Hầu hết mọi người không quan tâm bạn là ai và bạn làm gì. Tất cả tùy vào bạn quyết định bạn thật sự muốn làm gì, và sau đó bắt đầu bước đi để thực hiện nó. Hãy bước đi.

6. Bạn ngừng học. 

Giáo dục của bạn bắt đầu sau khi tốt nghiệp, không phải kết thúc lúc đó. Trường học không là nguồn duy nhất cho việc học. Hãy nghĩ đến việc học từ kinh nghiệm và kết quả. Bạn đã làm được gì? Bạn có những kỹ năng gì? Học là một quá trình liên tục, không phải là thứ bạn chủ động chọn để làm. Giáo dục cả đời cũng có thể là thứ công cụ tuyệt vời nhất của bạn – và là thứ cực kì thiết yếu cho sự vĩ đại.

 

 
Đọc sách. Hãy nghĩ như thế này; ai đó đã dành cả cuộc đời của họ để học bài học nào đó đau đớn và đang tặng những thỏi vàng đó cho bạn với ít hơn 10 đô la. Tại sao bạn lại không dùng kiến thức đó để có thể học từ người khác. Bất cứ gì bạn muốn học đã ở ngay những đầu ngón tay bạn. Hãy đọc đi.

“Tôi chưa bao giờ để việc đến trường can thiệp vào giáo dục của tôi.” – Mark Twain

Hãy gắn bó với những người làm thứ bạn muốn làm. Gọi họ. Lên LinkedIn và kết nối với họ, và kiếm một công việc thực tập hoặc một công việc mức khởi điểm, bất cứ điều gì bạn cần làm để thâm nhập vào lĩnh vực bạn thật sự quan tâm.

Khi bạn hoàn toàn đam mê một thứ, bạn sẽ kinh ngạc vì bạn học hỏi nhanh ra sao, bạn tiếp thu kiến thức mới một cách thèm khát như thế nào. Kết nối với bạn bè nữa; bạn cũng có thể học dễ dàng như vậy từ những người như bạn, bởi vì các bạn đều có những kinh nghiệm mới và độc đáo để chia sẻ cho nhau.

Đây là đầu tư khôn ngoan nhất bạn có thể làm. Biến việc học hỏi tức thời thành một thói quen. Kiến thức không thể bị cướp đi hoặc vỡ bể như những thứ vật chất. Đó là lý do tại sao những nhà triệu phú bị sạt nghiệp một năm và giàu hơn vào năm sau đó. Tiền không phải là thứ làm họ giàu, mà là kiến thức. Ngân hàng không thể chiếm lại đầu óc của bạn. Đầu tư vào đầu óc của bạn, và bạn sẽ có thể đưa nó vào làm việc đến khi bạn chết đi.

7. Bạn làm những thứ giống nhau mỗi ngày.

Chỉ vì bạn lớn lên thêm không có nghĩa là bạn sẽ trở nên thành công thêm. Đó là một giả thuyết mà rất nhiều người dường như đặt ra, dù họ có nhận ra điều đó hay không, và giả thuyết đó sai. Sau khi bạn tốt nghiệp, tất cả tùy vào bạn có những bước tiến bộ đi lên trong cuộc đời bạn hay không.

 
 Bạn làm những thứ giống nhau mỗi ngày.
 
Sẽ không ai đưa tận tay bạn thứ gì, và bạn sai nếu bạn nghĩ rằng bạn hiển nhiên xứng đáng nhận nó – sau cùng thì có thể là bạn chưa làm được gì hết. Thế giới hiện đại đầy những người 20 mấy tuổi được giáo dục quá đầy đủ mà không có triển vọng nghề nghiệp thật sự, bối rối vì những gì đã xảy ra, và vẫn sống từ Ngân hàng của Bố và Mẹ.

“Nếu ngày mai bạn làm những thứ mà hôm nay bạn đã làm, thì ngày mai bạn sẽ có những thứ hôm nay bạn có.” – Benjamin Franklin

Không ai biết họ đang làm gì ở độ tuổi 2x bởi vì có quá ít người hiểu rằng thời gian là tài sản quý giá nhất trong cuộc sống, và bạn sẽ không bao giờ lấy lại nó được. Ngay cả những nhà tỉ phú cũng không mua được thêm thời gian. Họ chết đi, cũng giống như bạn và tôi sẽ chết. thời gian là nguồn tài sản quý giá nhất của bạn, và nó liên tục trôi đi. Bạn có thể tiết kiệm tiền, bạn có thể cố gắng để kiếm nhiều hơn sau này và bù đắp cho những thiếu hụt của bạn từ tuổi trẻ, nhưng thời gian của bạn lúc này có hạn.

Nếu bạn muốn những kết quả khác nhau vào ngày mai, hãy làm những thứ khác nhau ngày hôm nay. Sẽ không bao giờ dễ dàng mạo hiểm nhiều vào thử những thứ mới mẻ hơn lúc bạn vẫn còn trẻ – khả năng là bạn có ít trách nhiệm và ràng buộc kéo bạn xuống. Nếu môi trường bạn đang kìm hãm bạn, hãy thay đổi môi trường đó.

Hãy hình thành những thói quen mà sẽ xác định cuộc sống trưởng thành của bạn. Loại bỏ những điều tiêu cực, đón nhận những điều tích cực, và hình thành những thói quen mà sẽ nuôi dưỡng cho sự thành công.

Cuối cùng, mọi người nhận ra rằng họ là tạm thời. Điều đó thấm vào, từng ít từng ít một, rằng bạn sẽ không ở đây mãi mãi. Hiểu điều đó lúc bạn hiện còn trẻ so với lúc ở tuổi 50x khi bạn cuối cùng đã nhận ra tuổi trẻ đã lướt qua bạn rồi. Sự thật rằng cuộc sống của bạn có thể và sẽ sẽ kết thúc, điều mà bạn không cảm thấy khi là người trẻ (bởi vì chúng ta giả định rằng thời gian chúng ta vẫn còn nhiều và dường như là vô hạn), sẽ trở thành hiện thực.

Với hầu hết mọi người, thay đổi đó bước với cuộc đời họ rất muộn. Hãy để cho bản thân bạn cảm thấy nó. Chấp nhận nó. Ngẫm nghĩ nó. Thời gian của bạn sẽ bay qua. Hãy bắt đầu làm cho nó có ý nghĩa hôm nay. Sống có mục đích. Sống với niềm đam mê.

8. Bạn đã trốn thoát đến trường cao học. 

Bạn nên đi học cao học nếu bạn muốn theo đuổi một ngành nghề yêu cầu nó. Đừng đi chỉ vì cho có, hoặc để trì hoãn việc bước chân vào thị trường việc làm, hoặc để lý lịch của bạn tốt hơn bằng cách thêm một dòng vào đó. Hãy cho các nhà tuyển dụng thấy kết quả, chứ không phải bằng cấp.

 

 
Quá nhiều người đi học cao học như là cách để ẩn náu, bởi vì họ sợ thế giới ngoài học đường. Đó là tất cả những gì họ biết. Những người này thường không có thành quả tốt đẹp sau khi cao học kết thúc.

Cao học không phải là cách để kéo dài ngày hạn trả tiền.

Có vô số ứng cử viên xin việc với những tấm bằng thạc sĩ thơm tho mà họ sẽ không dùng đến, và tôi thấy vô số người lập kế hoạch cao học mà hoàn toàn không có một ý niệm là tại sao họ muốn học cao học. Nghe khá hay ho để nói rằng, “Tôi đang học cao học”, nhưng tôi luôn luôn có thể cảm nhận một cảm giác không chắc chắn đằng sau những từ đó. Với nhiều người trong số họ, đó là một đầu tư cả chục ngàn đô la và 2 đến 3 năm của cuộc đời họ. Đó là một phần ba của những năm tuổi hai mươi của họ. Đó là thời gian rất quý giá. Nó có đáng không?

Và tùy thuộc vào lĩnh vực bạn theo, cao học có thể không làm bạn trở nên sáng giá hơn. Tuy nhiên, điều mà nó chắc chắn sẽ làm là giữ bạn xa khỏi những kinh nghiệm làm việc đáng giá thời gian bao lâu đó.

Đồng thời, bạn bè bạn những người đã dùng những năm đó học những bài học thực tiễn bằng con đường khó khăn sẽ sáng giá hơn bạn và có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn bạn.

“Vậy mà, trong vài tuần bắt đầu chương trình Tiến sĩ, cô ấy phát hiện ra rằng cô đã đặt bước lên con tàu đang chìm. Không có công việc nào cả, những sinh viên khác cho cô biết; nghề này đã đầy ắp những ông lão lâu năm sẽ không nhường bước cho thế hệ sau. Đồng thời, Internet đang bùng nổ, và những đứa nhóc chúng ta cho C+ đang len ra khỏi đại học và làm giàu trên những lá cổ phiếu trong khi chúng ta cày lưng cho một khoản lương bổng đáng thương mà thậm chí còn không đủ để lo tiền thuê nhà.” – Tom Perrotta

Trong trường hợp xấu nhất, bạn buộc phải vác thêm những khoản vay tiền học nặng nề, và chúng sẽ treo quanh cổ bạn như một gánh nặng cả một thập kỉ sau. Cái loại nợ đó có thể bắt bạn dính lấy một công việc – bất cứ công việc nào, dù là cái bạn ghét – để vật lộn để kiếm được những khoản lương tối thiểu trong mấy thập kỉ.

Trường cao học vốn không xấu, và với vài người đó là quyết định đúng. Nhưng không bao giờ là quyết định đúng nếu làm chỉ cho có cái để làm. Hãy biết con đường của bạn, và đề ra một quyết định lô-gíc và có lý trí về việc trường cao học có phải là bước đi thông minh trên con đường của bạn hay không.

9. Bạn đang không thúc đẩy bản thân.

Tài năng thôi là chưa đủ. Thành công là sản phẩm của sự chăm làm, không phải của tài năng. Tất cả chúng ta đều biết những người tài năng mà kỹ năng họ không bao giờ được sử dụng hiệu quả bởi vì sự lười biếng. Suy nghĩ tiêu cực như “Tôi không có tài năng” hoặc “Tôi không đủ thông minh” không phải là một cách ngụy biện để không cố gắng điều gì đó.

Không ai biết họ làm gì ở độ tuổi 2x bởi vì rất ít người nhận ra rằng bạn đơn giản phải làm việc. Làm đi làm lại. Thất bại lần này qua lần khác, khóc lần này qua lần khác, đứng dậy trở lại và học từ những kinh nghiệm đó. Nói chuyện với người khác, nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược, và cố gắng thêm nữa. Kiên trì là một phẩm chất cao quý.

 

 
Một khi bạn đã bắt đầu, đừng dừng lại. Chữa những lỗi lầm, nhưng đừng bỏ cuộc. Có thể bạn đã cố gắng nhiều thứ trong cuộc đời, nhưng có khả năng là bạn chưa bao giờ toàn tâm toàn ý cho một thứ gì đó trong một thời gian dài. Nếu mục tiêu bạn đang hướng đến đúng là sứ mệnh của cuộc đời bạn, bạn sẽ thấy khó để quăng nó sang bên – động lực trong bạn sẽ bảo bạn tiếp tục.

Hãy lắng nghe ngọn lửa đó. Không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng một lần nữa, không việc nào vĩ đại từng dễ dàng. Khi đời sống xã hội của bạn bắt đầu tệ đi, tiền vào túi bạn dần cạn đi, và những tuyệt vọng bắt đầu chồng chất lên, đừng bỏ cuộc. Đó là tiến triển, và nó không dễ dàng, nhưng có ánh sáng ở phía bên kia. Những người có thể đi xuyên qua những khoảnh khắc như thế là điều tách biệt những con sói khỏi những con cừu.

“Vấn đề không phải là bạn đập mạnh như thế nào. Vấn đề là bạn có thể chịu bị đập mạnh đến đâu và vẫn tiếp tục tiến lên. Bạn chịu được đến đâu và tiếp tục tiến lên. Đó là cách có được chiến thắng!” – Rocky Balboa

Có bằng chứng được kể rằng để có thể thật sự chế ngự cái gì đó bạn phải dành ra ~10.000 tiếng đồng hồ thực hiện nó. Đó bằng năm năm làm việc. Qua kiên trì bạn có thể vượt mặt những người chỉ có tài năng và không có đạo đức làm việc vào ngày nào trong tuần.

Đừng ngồi lui lại trong một công việc thoải mái đem đến cho bạn 5% tăng thu nhập mỗi năm. Bạn đang không học hỏi. Bạn đang không thúc đẩy bản thân. Bạn đang không lớn lên. Bạn đang tốn thời gian và sống cuộc đời tự mãn. Nếu bạn muốn thấy thay đổi, bạn sẽ phải mạo hiểm, bỏ thời gian vào nó, và làm việc cật lực.

10. Bạn là một kẻ nghiện chất kích thích biết đi. 

Bạn ở bờ cạnh của mọi xu hướng. Bạn biết về những thời trang mới nhất, và bạn có cảm nhận mạnh mẽ về phong cách. Bạn là một người nghiện mua sắm và yêu những trung tâm thương mại. Bạn say sưa với tất cả tập phim của những chương trình TV nóng sốt, và dãy phim Netflix của bạn dài cả dặm.



Nghe có vẻ giống bạn? Nếu vậy, bạn có thể là một kẻ nghiện – di chuyển từ chất kích thích nhanh này đến chất khác, tiêu thụ truyền thông và xu hướng mới nhất như một người nghiện.

Đồng hồ đẹp, kính đẹp, xe hơi đẹp – Ai quan tâm? Nó có quan trọng trong 3 năm tới không? Còn 10 năm tới thì sao?

Đừng lo, tôi sẽ đợi…

“Những vật bạn sở hữu cuối cùng sẽ sở hữu bạn. Chỉ đến lúc bạn mất tất cả bạn mới tự do để làm bất cứ thứ gì.” – Chuck Palahniuk

Đó không phải là những thứ xấu, nhưng đến khi những thứ đó tất cả đều là vật tiêu thụ thì chúng sẽ kìm hãm bạn phát triển một cuộc sống của hành động. Chúng biến bạn thành một người tiêu dùng đơn thuần thay vì một nhà sản xuất. Hãy thôi tiêu thụ thông tin và bắt đầu tạo nên một cuộc đời đáng sống.

Hãy xem cảnh này từ “Into the Wild” để hiểu hơn thế nào là sống không giới hạn. http://www.youtube.com/watch?v=gAAedFnvnP0

Hãy thôi mất thời gian lấp cuộc sống bạn với những thứ mà các công ty quảng cáo tỉ đô bảo rằng bạn cần, và thay vào đó gầy dựng những ngày của bạn để đến được chỗ bạn muốn đến.

Bất cứ khi nào bạn ra quyết định về cuộc đời mình, hãy hỏi bản thân: “Điều này có làm tôi trở thành một người tự tin hơn và tiến tới mục đich của tôi hơn không, hay nó sẽ làm tôi cách xa hơn con người mà tôi lẽ ra trở thành?” Nếu những thói quen của bạn đang kìm hãm sự tiến bộ của bạn, hãy đào chúng đi – chúng chỉ giữ bạn lại mà thôi. Hãy tiến lên phía trước ngay.

Bonus: Bạn đang có một mối tình sai lầm! 

Những mối tình lấy đi thời gian và năng lượng, hai trong những tài sản quan trọng nhất của cuộc đời bạn. Nhiều người trong chúng ta níu kéo những mối tình quá lâu, đổ thời gian và năng lượng sau khi chúng lẽ ra nên kết thúc từ lâu. Nếu ai đó kéo bạn lại – hoặc nếu bạn cảm thấy bị ràng buộc với họ không cần thiết – sẽ khó để bạn có những bước tiến triển đi lên trong cuộc đời mình.

Tin hay không nhưng người mà bạn bị lôi cuốn có thể không phải là sự kết hợp tốt cho bạn lâu dài. Sự lôi cuốn về thể chất là vấn đề tình dục và sinh sản, không phải vấn đề hạnh phúc với nhau. Tuy nhiên, là những người bạn tốt với bạn gái của bạn trước sẽ tạo nên những mối quan hệ có thể chịu đựng thử thách của thời gian. Hãy xem xét đến cả hai thứ: sự lôi cuốn và khả năng tương thích. Trước tiên là tình bạn.

 

Nỗi đau chia tay rất đau đớn, nhưng nỗi đau chia tay 3+ năm sau sẽ đau đớn gấp 10 lần. Bạn xứng đáng có được người đồng hành tốt nhất trong cuộc sống và bạn không nên an phận với những gì kém hơn. Cho đến lúc người đó đến, hãy tập trung vào bạn.

Khi bạn có sự kết nối thật sự đó, sự đồng hành đó, nó sẽ thêm sức mạnh cho từng khía cạnh của cuộc sống bạn. Khi bạn đụng phải cản tốc độ, bạn đã có ai đó giúp bạn phục hồi trở lại, ai đó động viên bạn.

Khi mọi thứ suôn sẻ, bạn đã có ai đó tiếp tục thúc đẩy và thử thách bạn. Mọi thứ chỉ ngày càng tốt hơn. Tôi thường nghe từ những cặp đôi lớn tuổi ở độ tuổi 5x rằng họ lại trở nên yêu nhau hơn qua mỗi thập kỉ. Mối quan hệ chỉ có thể ngày càng tốt hơn theo thời gian. Nó không phải là tàu lượn cảm xúc sau 1 năm lúc mà bạn phải chiến đấu để giữ người ấy của bạn hạnh phúc. Nó không nên là một cuộc chiến đấu; nó nên là một cuộc hành trình mà cả hai tham gia cùng nhau.

Và đừng sống trong một mối tình chỉ vì bạn thích quan hệ tình dục thường xuyên. Nếu bạn ở trên một hòn đảo với người đó và bạn không thể quan hệ tình dục, điều này có khiến bạn điên lên không? Hay mối quan hệ sẽ càng thêm mạnh mẽ?

Nếu bạn gái bạn đang không giúp bạn trở thành một người đàn ông tốt hơn thì bạn thật sự cần đánh giá lại cô ấy đang làm gì cho bạn. Tương tự, bạn cũng nên đang giúp cô ấy trở thành con người tốt nhất của cô ấy. Những mối quan hệ trẻ thường độc hại và phụ thuộc vào nhau. Đó là lý do chúng thường tan vỡ. Chúng không đến đâu, và chúng giúp dạy chúng ta biết tránh gì và tìm kiếm gì trong tương lai.

“Hãy thôi vướng vào những mối tình vì những lý do sai lầm. Những mối tình phải được chọn lọc khôn ngoan. Một mình sẽ tốt hơn là có người đồng hành tệ. Chẳng có gì phải vội vã. Nếu điều gì đó phải xảy ra, nó sẽ xảy ra đúng thời điểm, với đúng người, và vì lý do đúng nhất. Hãy yêu khi bạn sẵn sàng, không phải khi bạn cô đơn.” – Anonymous

Điều cuối cùng là hãy có một mối tình mà thúc đẩy bạn trở thành con người tốt nhất của bạn. Dễ dàng để hưởng thụ những thời gian vui vẻ, để thích thú khi đang hẹn hò, và quan hệ tình dục đều đặn. Sẽ khó hơn để vượt qua bão tố cuộc đời cùng nhau mà không gây ham muốn tình dục. Nếu và khi bạn tìm được người mà thật sự khiến tất cả khía cạnh của cuộc sống bạn tốt hơn, chiến đấu để được cô ấy và đừng dừng lại.

Vậy thì những kẻ đào hoa còn làm được gì nữa?

Bạn hãy tránh 10 cạm bẫy trên bằng hai cách:

Đầu tiên là trung thực và đúng với bản thân bạn. Dành thời gian đánh giá điều bạn thật sự quan tâm và sứ mệnh thật sự của bạn trong cuộc đời. Khám phá bản thân bạn và theo đuổi đam mê sẽ thắp cháy lên ngọn lửa trong bạn. Hãy lắng nghe con tim và có dũng cảm để theo đuổi những điều mà thật sự quan trọng với bạn.

Hãy ngồi xuống một mình và vật lộn với câu hỏi này, bạn mong muốn đạt được điều gì trước khi bạn chết đi?

Khi bạn có câu trả lời cho câu hỏi đó, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch, và rồi công việc thật sự bắt đầu. Hãy hành động quyết liệt và theo nó đến cùng.

Một bài TED Talk rất hay có thể sẽ giúp bạn tìm thấy mục đích sống của bạn trong ít hơn 5 phút: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=vVsXO9brK7M

Điều thứ hai là yêu quý sự thay đổi. Đừng sợ nó. Có thể bạn không cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong việc bạn làm, nhưng đó là một phần của cuộc sống – đó là những cái đẩy nhẹ chúng ta cần sẽ khiến chúng ta tốt hơn và mạnh hơn.

Những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ – Navy Seals, Green Berets, Rangers tất cả quan trọng ở việc sáng tạo vào thời điểm hiện tại. Họ xây dựng những kĩ năng và chiến thuật có thể chuyển giao được, và áp dụng chúng vào hoàn cảnh. Sự vật thay đổi. Con người thay đổi. Môi trường thay đổi. Điều làm họ tinh nhuệ không phải là vũ khí hay công nghệ kĩ thuật cao, mà là khả năng xử lý những thay đổi.

 

Và hiểu điều đó là chìa khóa để bước tới không gian không thoải mái để theo đuổi những ước mơ của bạn. Xác định bản thân bạn và đốt cháy con đường của chính bạn vào khoảng không vô định.

Đừng an phận với những thú vui tạm thời và sự thỏa mãn ngu ngốc mà hầu hết những bạn trẻ chấp nhận. Đừng chỉ hài lòng với chơi vui, nhìn những tuần của bạn lướt qua bạn, mỗi tuần như tuần trước đó. Đẩy bản thân bạn vào nơi không thoải mái. Làm một điều khiến bạn sợ mỗi ngày.

Sự không chắc chắn, nỗi đau đớn, và sự tuyệt vọng nghĩa là lớn lên. Bạn sẽ bước ra phía bên kia mạnh mẽ hơn. Tôi đảm bảo điều đó.

Không ngừng theo đuổi những ước mơ của bạn. Đây là cuộc sống của bạn, bạn chỉ có một cú bắn vào nó, và bạn cần bước lên và sở hữu nó. Tiếp tục di chuyển. Tiếp tục hy vọng. Tiếp tục chiến đấu. Sẽ có chiến thắng sẽ ở phía bên kia. Và cuối cùng, thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn nhờ có bạn.

Bây giờ hãy đóng bài này lại vì bạn có việc phải làm!

ST
Copyright © 2012 Krystal's blog.
TRỞ LÊN ĐẦU TRANG